Bộ luật dân sự có thể coi là “Luật mẹ” trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tranh chấp pháp lý về dân sự cực kỳ rộng, trải trên toàn bộ lĩnh vực cuộc sống.

Tranh chấp dân sự thông thường được giải quyết ở 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu do các bên thương lượng, thỏa thuận xử lý. Giai đoạn 2 được khởi động tại Tòa án, nếu hai bên không có được tiếng nói chung.

Tranh chấp dân sự được phân ra thành 2 loại: Vụ án dân sự và vụ việc dân sự và đều được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự.

Trong các vụ án hình sự, sự thật khách quan thường được làm rõ ràng; trong đó hành vi phạm tội, lỗi, động cơ, mục đích, hậu quả tội phạm được xác định cụ thể.

Tuy nhiên, trong vụ việc dân sự, mọi vấn đề không đơn giản như thế. Thường thì không bên nào “đúng” hết hoặc “sai” hết mà ở trong tình trạng các bên đều có cái đúng và có cái sai đan xen nhau, nên việc xác định sự thật khách quan trên thực tế là khó, và việc giải quyết dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố, từ quan điểm chủ quan của những người tham gia tố tụng đến những yếu tố khác bên ngoài, nhiều khi dẫn đến tình trạng “xử sao cũng được”, cũng không phải hiếm.

Được xử thắng trong một vụ án dân sự chỉ là bước đầu. Còn phải xem bản án có hiệu lực của Tòa có thể thi hành hay không nữa. Kinh nghiệm giải quyết của chúng tôi cho thấy, có rất nhiều, có thể nói là rất nhiều vụ án dân sự, đương sự được tuyên thắng án, tuy nhiên, trên thực tế chỉ là “thắng trên giấy” vì bản án không thi hành được, đa số vì đương sự không còn tài sản tại thời điểm yêu cầu thi hành án, mà cũng đa số nữa, những tài sản này được “tẩu tán” ngay trước khi khởi kiện tại Tòa, thậm chí ngay trong quá trình Tòa thụ lý giải quyết vụ án. Kẽ hở này làm bức xúc dư luận bao nhiêu năm nay, tuy nhiên đến giờ hệ thống luật dân sự vẫn chưa điều chỉnh được vì nó còn vướng quy định của nhiều luật khác liên quan.

Chưa nói, ngay cả khi đương sự thua kiện còn tài sản và cơ quan thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản thì mọi việc cũng … chưa xong. Vì tài sản thông thường lại thế chấp tại ngân hàng hay được bán giấy tay cho nhiều người hay liên quan đến sở hữu chung, hộ gia đình, thừa kế … khi phát sinh các vấn đề này, nếu các bên không thỏa thuận được, cơ quan thi hành án dân sự phải tạm hoãn thi hành án và hướng dẫn các bên khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để xác định phần tài sản hợp pháp của đương sự bị yêu cầu thi hành án. Cứ thế, vụ án lại sinh ra thêm vụ án và không biết bao giờ đương sự mới nhận được quyền lợi hợp pháp của mình.

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã cử luật sư bảo vệ, đại diện tham gia tố tụng giải quyết hàng trăm vụ án/vụ việc dân sự trên cả nước và luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng.

Quý khách hàng có thể tham khảo một số dịch vụ pháp lý của chúng tôi liên quan đến các vụ án dân sự:

  • Tư vấn, cử luật sư đại diện ngoài tố tụng tham gia thương lượng, thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự trước khi khởi kiện.
  • Tư vấn, đại diện và cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại Tòa án theo thủ tục sơ thẩm.
  • Tư vấn, đại diện và cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.
  • Tư vấn, thực hiện các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án đã có hiệu lực của Tòa án.
  • Tư vấn, thực hiện các thủ tục yêu cầu thi hành án, kê biên, cưỡng chế thi hành án tại Cơ quan thi hành án dân sự các cấp.
  • Tư vấn, giám sát, thực hiện các vấn đề liên quan đến bán đấu giá tài sản để thi hành bản án tại các Tổ chức bán đấu giá.
Dịch vụ khác
Tư vấn pháp lý doanh nghiệp

Như một quy luật chung, thị trường càng phát triển thì rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng theo đó càng lớn. Việc quan tâm đúng mức đến ý nghĩa, vai trò của luật sư trong việc tư vấn pháp lý thường xuyên...

Hợp đồng

Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, fax, thư điện tử, thậm chí là lời nói hay hành vi cụ thể. Cũng có loại hợp đồng, pháp luật quy định phải thiết lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực...

Hôn nhân - Gia đình

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”, là để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận giữa vợ, chồng trong cuộc sống hôn nhân. Khi khởi đầu cuộc hôn nhân, thì cần xác định đây là một trong những quyết định quan trọng...

Thừa kế

Thừa kế là một trong những chế định pháp lý xuất hiện sớm nhất và lâu đời nhất trong hệ thống pháp luật dân sự thế giới. Thời nào cũng vậy, cứ có người mất đi thì vấn đề thừa kế phát sinh. Có hai hình thức thừa kế phổ biến, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật...

Hình sự

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vô phúc đáo tụng đình”, điều này xưa nay không sai. Dù là bị hại hay bị cáo hay là người có quyền và lợi ích liên quan, người làm chứng trong vụ án hình sự thì việc “phải tới Tòa” hoặc được“điệu tới Tòa” theo giấy triệu tập hoặc lệnh trích xuất...

Đất đai - Nhà ở

Pháp luật về đất đai, nhà ở là hệ thống pháp luật phức tạp nhất hiện nay, chính vì vậy, để nắm và áp dụng pháp luật một cách hợp pháp, tránh được rủi ro, tranh chấp là điều khó khăn đối với các tổ chức, cá nhân. Trên thực tế, tranh chấp phát sinh...

Đại diện ngoài tố tụng

Mọi tranh chấp xảy ra không phải lúc nào cũng giải quyết thông qua con đường tố tụng, tức thông qua các cơ quan: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Có nhiều tranh chấp được giải quyết theo những con đường khác...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.