Thủ tục đăng ký tiếp nhận công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

I.  Đối tượng đề nghị đăng ký tiếp nhận công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan đánh giá và chỉ định tổ chức chứng nhận về kiểm dịch thực vật, thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản nông lâm sản.

Việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:

1.  Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật

a)  Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy;

b)  Trường hợp tự đánh giá hợp quy thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

c)  Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định.

2.  Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh

II.  Hồ sơ đề nghị đăng ký công bố hợp quy

Trường hợp 1: Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy

1.  Bản công bố hợp quy.

2.  Bản sao y chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.

3.  Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

Trường hợp 2: Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

1.  Bản công bố hợp quy.

2.  Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

3.  Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định.

4.  Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

5.  Kế hoạch giám sát định kỳ.

6.  Báo cáo đánh giá hợp quy.

III.  Cơ sở pháp lý

1.  Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;

2.  Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;

3.  Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

4.  Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;

5.  Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;

6.  Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT;

7.  Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT;

8.  Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT;

9.  Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.