Một số quy định pháp luật về công đoàn cơ sở và công đoàn phí

1. Định nghĩa:

Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012, công đoàn là:

  • Tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
  • Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
  • Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.

2. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở:

Theo quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn năm 2012 thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Tức là không có quy định nào bắt buộc về việc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở.

Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Mục 11.1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ, điều kiện thành lập công đoàn cơ sở được quy định như sau:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:

  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
  • Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

3. Vai trò của công đoàn cơ sở:

Công đoàn cơ sở có tư cách pháp nhân. Pháp luật lao động Việt Nam thừa nhận công đoàn cơ sở là đại diện chính thức của tập thể người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong đơn vị. Công đoàn cơ sở có quyền thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, tham gia với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, tiền lương cho người lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công...

Sau khi được thông báo chính thức về việc thành lập công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động phải thừa nhận, phải cộng tác và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện chức năng của mình. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử và can thiệp vào các hoạt động nội bộ của tổ chức công đoàn cơ sở.

4. Mức đóng công đoàn phí:

Công đoàn phí được chia thành 2 loại:

  • Kinh phí đóng Công đoàn.
  • Đoàn phí công đoàn.

Phân biệt giữa kinh phí công đoàn và đoàn phí theo bảng dưới đây:

Tiêu chí

Kinh phí công đoàn

Đoàn phí công đoàn

Đối tượng

Đơn vị sử dụng lao động

Người lao động là đoàn viên công đoàn

Mức đóng

2% tổng tiền lương đóng BHXH của đơn vị.

Lưu ý: Không thành lập công đoàn cơ sở vẫn phải đóng kinh phí công đoàn.

1% mức tiền lương tham gia BHXH của mỗi người lao động. Mức tối đa là 10% lương cơ sở.

Lưu ý: Theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

- Đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn.

- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí.

- Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí công đoàn.

Phương thức đóng

- Đóng theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

- Nộp tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.

Đoàn phí do đoàn viên đóng hàng tháng cho công đoàn cơ sở hoặc thu qua lương hàng tháng (nếu có thỏa thuận).

Phân phối

- Doanh nghiệp được sử dụng 68% tổng số thu kinh phí công đoàn.

- 32% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp cho công đoàn cấp trên.

- Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

- 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn được nộp cho công đoàn cấp trên.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến quy định của pháp luật về công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Gia Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết khác
Một số điểm mới Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 (kỳ 1)

Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, Bảng giá đất được xây dựng hằng năm,...

Khi nào thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng-quý

Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định...

Điều kiện tiếp cận thị trường - kinh doanh trò chơi điện tử

Theo quy định hiện hành của Việt Nam về trò chơi điện tử, nhà cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến nước ngoài phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam...

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh trò chơi điện tử tại Việt Nam
Quy định về những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội trong Luật Đất đai năm 2024

Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó nổi bật gồm các trường hợp: Xây dựng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp nước, thoát nước,...

Thủ tục điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư

Vốn thực hiện dự án đầu tư là vốn mà nhà đầu tư cam kết góp theo quy định và thời hạn được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời gian hoạt động của dự án, tùy thuộc vào tình hình phát triển mà nhà đầu tư có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn đầu tư theo trình tự, thủ tục theo quy định cho phù hợp với tình hình thực tế...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.