Quy định pháp luật liên quan đến lương thành viên/Giám đốc doanh nghiệp

Lương thành viên công ty, lương giám đốc có được xem là chi phí được trừ không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC):

 "2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

...

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh."

Căn cứ quy định nêu trên:

  • Đối với lương Giám đốc: Chi phí lương Giám đốc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (trừ trường hợp Giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do một cá nhân làm chủ).
  • Đối với lương thành viên Công ty: Nếu thành viên công ty trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì chi phí lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. 

Theo đó, bộ chứng từ đầy đủ để hạch toán chi phí hợp lý (chi phí được trừ khi tính thuế TNDN) đối với tiền lương của thành viên công ty, Giám đốc bao gồm:

  • Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động (nếu có);
  • Nếu hợp đồng, phụ lục hợp đồng lao động chưa ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng thì kèm theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính hoặc quy chế thưởng ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng;
  • Bảng chấm công; Bảng lương;
  • Chứng từ chi trả tiền lương (trong đó ngày thanh toán lương chậm nhất là thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của năm phát sinh lương).

Thành viên Công ty, Giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; 

…"

Căn cứ quy định nêu trên, nếu thành viên/Giám đốc doanh nghiệp có hưởng tiền lương thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lương thành viên công ty, lương giám đốc có được xem là chi phí được trừ không?

 

Căn cứ  Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC):

 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: 

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ quy định nêu trên:

Đối với lương Giám Đốc: Chí phí lương giám đốc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (trừ trường hợp Giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do một cá nhân làm chủ). 

Đối với lương thành viên Công ty: Nếu thành viên công ty trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì chi phí lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

 

Theo đó, Bộ chứng từ đầy đủ để hạch toán chi phí hợp lý (chi phí được trừ khi tính thuế TNDN) đối với tiền lương của thành viên công ty, Giám đốc bao gồm:

-          Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động (nếu có);

-          Nếu hợp đồng, phụ lục hợp đồng lao động chưa ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng thì kèm theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính hoặc quy chế thưởng ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng;

-          Bảng chấm công; Bảng lương;

-          Chứng từ chi trả tiền lương (trong đó ngày thanh toán lương chậm nhất là thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của năm phát sinh lương).

 

Thành viên Công ty, Giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

….

 

Căn cứ quy định nêu trên, thành viên Công ty trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; Giám đốc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bài viết khác
Một số nội dung liên quan đến hóa đơn mua vào bị bỏ sót

Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế...

Trình tự cấp Giấy phép lao động theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP

Căn cứ theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài ("NLĐ NN") được cập nhật...

Một số điểm mới nổi bật trong quy định về NLĐNN làm việc tại Việt Nam

Ngày 18/9/2023, Nghị định số 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành.

Một số quy định pháp luật về công đoàn cơ sở và công đoàn phí

Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện...

Thanh tra bảo hiểm xã hội - Một số điều cần biết

Thanh tra bảo hiểm xã hội là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH). Định kỳ hàng năm hoặc có thể đột xuất...

GỌI CHÚNG TÔI +84 90 290 5292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.