Thanh tra bảo hiểm xã hội - Một số điều cần biết

1. Định nghĩa:

Thanh tra bảo hiểm xã hội là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH).

Định kỳ hàng năm hoặc có thể đột xuất, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/huyện sẽ thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các đơn vị là doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trên địa bàn.

2. Các trường hợp có thể bị thanh tra bảo hiểm xã hội:

  • Đơn vị bị nghi ngờ trục lợi tiền bảo hiểm: Trong trường hợp đơn vị có lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội, mức đóng của lao động cao trong khi thời gian đóng ít (chỉ tham gia từ 6 – 8 tháng mà sinh con), khi công ty thực hiện nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội thì công ty có thể sẽ thuộc vào trường hợp bị thanh tra BHXH vì bị nghi là trục lợi từ BHXH;
  • Công ty nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội nhiều và chưa có/không có dấu hiệu đóng: Doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm từ 02 tháng trở lên thì có thể sẽ bị thanh tra bảo hiểm;
  • Đăng ký lùi thời hạn bắt đầu đóng BHXH;
  • Không báo tăng mức đóng BHXH kịp thời theo mức lương tối thiểu vùng;
  • Tiền lương và số người lao động kê khai nộp cho cơ quan thuế chênh lệch so với mức lương và số lao động tham gia BHXH tại đơn vị (trường hợp này có thể vừa bị thanh tra bảo hiểm xã hội vừa bị thanh tra thuế);
  • Một số trường hợp khác, mặc dù không phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm nhưng đơn vị cũng có thể bị thanh tra theo kế hoạch/chương trình của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thanh tra BHXH:

Khi doanh nghiệp/tổ chức bị thanh tra, cơ quan BHXH sẽ gửi quyết định thanh tra và danh mục hồ sơ thanh tra bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào nội dung thanh tra và yêu cầu của cơ quan thanh tra mà doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ phù hợp.

Dưới đây là các loại giấy tờ chủ yếu mà doanh nghiệp có thể tham khảo để chuẩn bị trong trường hợp bị thanh tra:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Hồ sơ khai trình sử dụng lao động;
  • Hợp đồng lao động;
  • Danh sách lao động;
  • Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, bản sao văn bằng chứng chỉ …);
  • Hệ thống thang bảng lương do đơn vị xây dựng;
  • Bảng thanh toán tiền lương có chữ ký của người lao động, bảng chấm công;
  • Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Hồ sơ điều chỉnh, hồ sơ chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động;
  • Các thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Các loại giấy tờ làm căn cứ truy thu bảo hiểm (nếu có);
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của công ty;
  • Giấy nộp tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.

Lưu ý: Cơ quan bảo hiểm khi thanh tra có thể sẽ yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ khác hoặc loại bớt một số giấy tờ nêu trên.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc thanh tra BHXH. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Gia Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết khác
Một số điểm mới Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 (kỳ 1)

Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, Bảng giá đất được xây dựng hằng năm,...

Khi nào thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng-quý

Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định...

Điều kiện tiếp cận thị trường - kinh doanh trò chơi điện tử

Theo quy định hiện hành của Việt Nam về trò chơi điện tử, nhà cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến nước ngoài phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam...

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh trò chơi điện tử tại Việt Nam
Quy định về những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội trong Luật Đất đai năm 2024

Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó nổi bật gồm các trường hợp: Xây dựng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp nước, thoát nước,...

Thủ tục điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư

Vốn thực hiện dự án đầu tư là vốn mà nhà đầu tư cam kết góp theo quy định và thời hạn được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời gian hoạt động của dự án, tùy thuộc vào tình hình phát triển mà nhà đầu tư có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn đầu tư theo trình tự, thủ tục theo quy định cho phù hợp với tình hình thực tế...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.