Rất nhiều người nghĩ đơn giản rằng sau khi mất đi, theo quy định pháp luật thì tài sản của họ sẽ tự động được chuyển cho người thừa kế mà không cần di chúc. Nhưng trên thực tế, để những người thừa kế nhận được di sản là cả một quá trình phức tạp. Nếu người mất không để lại di chúc, các rắc rối khi phân chia di sản có thể xảy ra liên quan tới việc thống kê số lượng tài sản hoặc xác định những người được hưởng thừa kế theo pháp luật. Quá trình phân chia di sản có thể kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm và có khả năng xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau.

Lập di chúc là cách hiệu quả để hạn chế tranh chấp tài sản thừa kế. Pháp luật cho phép bất kì ai có tài sản hợp pháp đều có quyền lập di chúc để chỉ định người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế…. Kể cả những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Việc lập di chúc ngay khi còn khỏe mạnh, minh mẫn ở các quốc gia khác là rất phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc lập di chúc chưa thực sự được chú trọng bởi lẽ người ta thường né tránh, kiêng kị nói đến cái chết, chỉ nghĩ đến việc lập di chúc khi đã lớn tuổi, khi bệnh nặng; có thói quen phân chia tài sản cho con cháu theo cách nói miệng; soạn thảo di chúc không đúng quy định của pháp luật… điều này dẫn đến các hậu quả pháp lý không mong muốn cho những người thừa kế và trái với ý chí của người đã mất.

Thế nào là một bản di chúc hợp pháp?

-  Một bản di chúc được coi là hợp pháp khi: (1) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; (2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

-  Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

-  Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

-  Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di chúc hợp pháp là điều kiện quan trọng quyết định ý nguyện của chủ sở hữu tài sản được thể hiện trong di chúc có hiệu lực và được thực hiện trên thực tế hay không. Do đó, nếu không hiểu rõ các quy định của pháp luật, chúng ta có thể tham khảo ý kiến tư vấn của Luật sư, hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Di chúc lập xong rồi có được thay đổi, hủy bỏ không?

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản để thờ cúng…

Và pháp luật cũng cho phép người lập di chúc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

Nếu không lập di chúc thì tài sản do người chết để lại sẽ được chia như thế nào?

Tài sản do người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật, theo đó:

-  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

-  Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

-  Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bài viết khác
Nhà trả góp chưa trả xong nợ, khi ly hôn phân chia thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân...

Đuổi việc nhân viên có bị đi tù không?

Người sử dụng lao động được đuổi việc nhân viên khi người lao động có các hành vi sau: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc; Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động...

 

Có thể kiểm tra người Việt Nam trong khoảng thời gian sinh sống ở nước ngoài có phạm pháp ở nước đó không?

Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại...

Vợ trúng vé số nhưng không chia cho tôi?

Vợ trúng vé số hơn 60 tỷ nhưng không chịu chia cho tôi, cô ấy nói đây là tài sản riêng của cô ấy và đã nộp đơn ly hôn, tôi phải làm như thế nào?

Cất giữ một viên thuốc lắc để sử dụng thì có vi phạm pháp luật không?

"Tàng trữ trái phép chất ma túy" là: cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.