Hợp đồng
Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”
Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, fax, thư điện tử, thậm chí là lời nói hay hành vi cụ thể. Cũng có loại hợp đồng, pháp luật quy định phải thiết lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực. Đa số các hợp đồng tại Việt Nam và trên thế giới hiện này đều mang hình thức văn bản, vì nó minh bạch và rõ ràng nhất, về hiệu lực thì như người xưa có nói: “bút sa gà chết”, đặt bút ký là xong rồi.
Theo pháp luật Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng không bắt buộc là tiếng Việt và hợp đồng có thể song ngữ hoặc đa ngữ nhưng khi giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán, thì phải dịch nội dung ra tiếng Việt.
Giá niêm yết hay đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là Việt Nam đồng, không được sử dụng ngoại hối, trừ một số ít hợp đồng trong lĩnh vực chuyên biệt, thì được phép sử dụng.
Trong thực tiễn pháp lý, có thể phân hợp đồng thành hai loại chính: Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại với những đặc điểm phân biệt mà nếu không phải chuyên gia pháp lý, sẽ rất khó để nhận ra.
Việc xác định tính dân sự hay thương mại của hợp đồng, là vấn đề đặc biệt quan trọng vì từ đó mới xác định được luật điều chỉnh là Bộ luật dân sự hay Luật thương mại. Trên thực tế, vấn đề này không được các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hoặc không nhận thức rõ tầm quan trọng của nó, khi đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng lớn.
Ngoài hai loại hợp đồng phổ biến trên ra, còn có một số loại hợp đồng chuyên biệt, chịu sự điều chỉnh, trước hết của luật chuyên ngành, đơn cử như: Hợp đồng xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng dịch vụ viễn thông …
Tại Việt Nam, tranh chấp pháp lý liên quan đến hợp đồng, có thể nói như cơm ăn, áo mặc hàng ngày, trong đó thấy rõ xu hướng của việc gia tăng đột biến các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại, dịch vụ trong những năm gần đây.
Với kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo, thẩm định hàng nghìn hợp đồng lớn, nhỏ (đơn ngữ và song ngữ) trong các lĩnh vực thương mại, dân sự, đất đai, đầu tư, hợp tác kinh doanh… Gia Luật tin rằng có thể xử lý các yêu cầu của khách hàng về hợp đồng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
Dịch vụ pháp lý liên quan đến Hợp đồng (đàm phán, ký kết, thực hiện, thanh lý) chúng tôi cung cấp, bao gồm nhưng không giới hạn những vấn đề sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thương mại, hợp đồng ngoại thương; Hợp đồng đại lý bao tiêu, đại lý hoa hồng, đại lý độc quyền;
- Hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tư vấn;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư; hợp đồng liên doanh, hợp đồng góp vốn;
- Hợp đồng hứa mua, hợp đồng hứa bán, hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai.
- Hợp đồng xây dựng, thi công, thiết kế;
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho động sản và bất động sản;
- Hợp đồng thuê tài sản; thuê nhà ở, trụ sở văn phòng;
- Hợp đồng đặt cọc, cầm cố, thế chấp;
- Hợp đồng lao động các loại, hợp đồng đào tạo, hợp đồng bảo mật thông tin, thỏa thuận phi cạnh tranh trong quan hệ lao động;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Li Xăng), hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, hợp đồng mua bán quyền tác giả, hợp đồng phái sinh, hợp đồng sử dụng tác phẩm;
- Các loại hợp đồng chuyên biệt khác;
- Giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.
- Giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng theo thủ tục tố tụng hình sự tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiển sát, Tòa án khi vụ việc có dấu hiệu hình sự.
Như một quy luật chung, thị trường càng phát triển thì rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng theo đó càng lớn. Việc quan tâm đúng mức đến ý nghĩa, vai trò của luật sư trong việc tư vấn pháp lý thường xuyên...
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”, là để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận giữa vợ, chồng trong cuộc sống hôn nhân. Khi khởi đầu cuộc hôn nhân, thì cần xác định đây là một trong những quyết định quan trọng...
Thừa kế là một trong những chế định pháp lý xuất hiện sớm nhất và lâu đời nhất trong hệ thống pháp luật dân sự thế giới. Thời nào cũng vậy, cứ có người mất đi thì vấn đề thừa kế phát sinh. Có hai hình thức thừa kế phổ biến, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật...
Bộ luật dân sự có thể coi là “Luật mẹ” trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tranh chấp pháp lý về dân sự cực kỳ rộng, trải trên toàn bộ lĩnh vực cuộc sống. Tranh chấp dân sự được phân ra thành 2 loại: Vụ án dân sự và vụ việc dân sự...
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vô phúc đáo tụng đình”, điều này xưa nay không sai. Dù là bị hại hay bị cáo hay là người có quyền và lợi ích liên quan, người làm chứng trong vụ án hình sự thì việc “phải tới Tòa” hoặc được“điệu tới Tòa” theo giấy triệu tập hoặc lệnh trích xuất...
Pháp luật về đất đai, nhà ở là hệ thống pháp luật phức tạp nhất hiện nay, chính vì vậy, để nắm và áp dụng pháp luật một cách hợp pháp, tránh được rủi ro, tranh chấp là điều khó khăn đối với các tổ chức, cá nhân. Trên thực tế, tranh chấp phát sinh...
Mọi tranh chấp xảy ra không phải lúc nào cũng giải quyết thông qua con đường tố tụng, tức thông qua các cơ quan: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Có nhiều tranh chấp được giải quyết theo những con đường khác...
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.