Chuốc thuốc mê để lấy tài sản là tội gì?
Câu hỏi: Người thân của em đi làm giúp việc, rồi có hành vi bỏ thuốc ngủ vào nước uống của gia chủ, khi chủ nhà ngủ mê thì chỉ lấy được cái túi xách chỉ có giấy tờ, không có tài sản gì giá trị bên trong.
Tuy nhiên sau đó Công an khởi tố người thân của em tội Cướp tài sản, em nghĩ hành vi đó chỉ là trộm cắp và tài sản không có giá trị gì, vậy người thân của em có bị oan không ạ?
Trả lời:
Quy định pháp luật về hình sự quy định về tội Cướp tài sản được viện dẫn như sau:
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
…
Trong vụ án này, đối tượng đã dùng thuốc ngủ bỏ vào đồ ăn thức uống và đưa cho nạn nhân ăn nhằm để nạn nhân rơi vào trạng thái mê man không chống cự được với mục đích chiếm đoạt tài sản. Đây được xem là “hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” trong cấu thành của tội cướp tài sản, ý thức chiếm đoạt trong vụ việc này là rõ ràng, quyết liệt và việc chiếm đoạt chỉ thực hiện được khi nạn nhân bị thuốc làm tê liệt ý chí. Đồng thời đây là tội cấu thành hình thức. Loại cấu thành này được hiểu là mặt khách quan chỉ quy định dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Hay nói cách khác, thời điểm hoàn thành tội phạm là thời điểm thực hiện hành vi không xét đến việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Theo lý luận đó, hành vi của đối tượng trên bị truy cứu về tội Cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 là chính xác.
Hành vi chuốc thuốc mê nhằm chiếm đoạt tài sản vì không dùng vũ lực nên thường bị nhầm lẫn với các tội “Trộm cắp tài sản” hoặc “Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, do có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản nên đã đủ cấu thành tội cướp tài sản.
So sánh các tội danh:
* Giống nhau:
- Mặt khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác;
- Mặt khách quan: Đều có hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản trái pháp luật thuộc sở hữu của người khác thành tài sản của mình.
- Mặt chủ thể: Đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự (từ 14 tuổi trở lên). Tuy nhiên đối với cưỡng đoạt tài sản thì “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, nếu tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì phải từ đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm hình sự.
- Lỗi: cố ý trực tiếp với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
* Khác nhau:
Tiêu chí |
Tội cướp tài sản (Điều 168) |
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172) |
Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) |
Quy định | Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. |
Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; .... |
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; .... |
Loại cấu thành tội phạm |
Cấu thành hình thức Loại cấu thành này được hiểu là mặt khách quan chỉ quy định dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Hay nói cách khác, thời điểm hoàn thành tội phạm là thời điểm thực hiện hành vi không xét đến việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa) |
Cấu thành vật chất Trong mặt khách quan của tội danh quy định của về: hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Điều này có nghĩa là hành vi phải gây ra hậu quả (dựa trên giá trị tài sản bị chiếm đoạt) được quy định trong luật thì mới được xem là cấu thành tội phạm. |
|
Khách thể bị xâm phạm |
- Quyền sở hữu và; - Quyền nhân thân (Xâm phạm đến quyền nhân thân do có thực hiện hành vi tác động đến người đang quản lý tài sản.) |
Chỉ xâm phạm quyền sở hữu tài sản. | |
Hành vi khách quan |
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, - Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…; => Đe dọa dùng vũ lực trong tội cướp tài sản còn tính đến yếu tố "ngay tức khắc”, tức là, nó có tính chất mãnh liệt hơn làm cho người bị đe dọa thấy rằng khi bị đe dọa nếu họ không làm theo yêu cầu của người phạm tội thì người phạm tội sẽ dùng vũ lực ngay với mình và họ sẽ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, việc này. - Hành vi khác trong tội cướp tài sản là hành vi người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như: dùng các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản…. Những thủ đoạn này đều làm người bị tấn công không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. |
Lợi dụng hoàn cảnh của người Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi dấu hiệu: chiếm đoạt tài sản mang tính công khai và ngang nhiên. - Tính chất ngang nhiên của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm thể hiện ở các điều kiện sau: Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy được tài sản, can phạm không có bất kỳ một thủ đoạn nào, không có ý thức đối phó, đương đầu với người quản lý tài sản, không có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng tẩu thoát. Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh người quản lý tài sản biết người phạm tội đang chiếm đoạt tài sản của mình nhưng không có điều kiện và khả năng ngăn cản việc thực hiện hành vi chiếm đoạt. - Hành vi công khai lợi dụng người đang quản lý tài sản không có điều kiện ngăn cản, công khai chiêm đoạt tài sản. Trước hết là đối với chủ sở hữu, với người quản lý tài sản và công nhiên cả đối với người xung quanh. -Và, hành vi chiếm đoạt không chỉ còn là mục đích hành động mà phải thực hiện trên thực tế. |
Hành vi phạm tội được đặc trưng bởi: Hành vi chiếm đoạt tài sản mang tính chất lén lút. - Hành vi lén lút được hiểu là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản. Ví dụ: Lợi dụng hoặc tạo ra sự sơ hở của người quản lý tài sản, dùng chìa khoá mở cửa, cạy cửa... Trong tội trộm cắp tài sản, hành vi lén lút không nhất thiết chỉ có hành vi rình mò, vụng trộm, rón rén, chui lủi… để tiếp cận tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt nhưng không ai thấy, không ai phát hiện… mà hành vi trộm cắp có thể diễn ra một cách công khai trước sự chứng kiến của nhiều người, nhưng những người chứng kiến đó không hề hay biết người phạm tội đang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Cũng có thể người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản công khai hành vi chiếm đoạt trước người khác nhưng lại lén lút, che giấu hành vi chiếm đoạt đối với chủ sở hữu về tài sản (hoặc người quản lý về tài sản). Ví dụ: hành vi móc túi, móc ví, móc điện thoại di động trên tàu xe hoặc giữa đám đông… - Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. - Và, hành vi chiếm đoạt không chỉ còn là mục đích hành động mà phải thực hiện trên thực tế. |
Nhận thức chủ quan của nạn nhân | Nạn nhân không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ buộc phải thoả mãn yêu cầu của người phạm tội nhằm tránh bị người phạm tội tấn công "tức khắc”. | Khi có hành vi chiếm đoạt tài sản chủ tài sản/người đang quản lý vẫn nhận biết được có hành vi chiếm đoạt nhưng do họ không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình nên người phạm tội mới ngang nhiên chiếm đoạt tài sản mà không cần dùng bất kì thủ đoạn nào để đối phó với chủ tài sản. | Hành vi trộm cắp không cho phép chủ tài sản/người đang quản lý biết khi xảy ra hành vi phạm tội, trước khi xảy ra hành vi phạm tội thì tài sản vẫn đang trong sự kiểm soát của chủ tài sản nhưng khi xảy ra hành vi phạm tội chủ tài sản không hề biết tài sản của mình bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất tài sản chủ tài sản mới biết. |
Hình phạt chính | Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. | Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và khung hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm. | |
Hình phạt bổ sung | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Trong khu dân cư của tôi có người nuôi một đàn chó, chủ hay dắt đi dạo ở khu sinh hoạt công cộng mà không rọ mõm trong khi khu dân cư rất nhiều người già, trẻ em ra đó chơi. Xin hỏi, nếu chẳng may chó cắn người thì chủ của con vật có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tôi là bị hại trong một vụ lừa đảo, thủ phạm bị tòa án tuyên 20 năm tù, buộc bị cáo phải trả tôi toàn bộ tiền đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào...
Thưa Luật sư, vợ em có thai với người khác nên tụi em đã làm thủ tục đồng thuận ly hôn ở Tòa án. Tuy nhiên sau này khi cô ấy sinh con và làm khai sinh cho bé thì cán bộ hộ tịch ở phường lại cấp giấy khai sinh có đề tên cha là em. Vậy việc này phải giải quyết như thế nào?
Tôi thường tham gia các câu lạc bộ đánh bài Poker (xì tố) để chơi ăn thua bằng chip (phỉnh), hoàn toàn không dùng tiền mặt tại bàn. Sau đó khi kết thúc toàn bộ trận đấu và về nhà, tôi và các người chơi tự thỏa thuận chuyển tiền cho nhau tương ứng với số chip thắng thua. Khi chúng tôi làm như thế thì có tránh khỏi việc bị pháp luật xử lý hay không?
Tôi là chủ tiệm internet, thời gian gần đây tôi phát hiện thấy nhiều khách vào tiệm của tôi chơi đánh bạc, cá độ online. Luật sư cho tôi hỏi, nếu khách hàng của tôi tự chơi cá độ mà bị Công an bắt quả tang tại quán cà phê của tôi thì tôi có vi phạm pháp luật hay phải chịu trách nhiệm liên đới gì hay không?
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.