Đuổi việc nhân viên có bị đi tù không?
* Đuổi việc nhân viên thì người sử dụng lao động có thể bị đi tù không?
Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải cụ thể như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động được đuổi việc nhân viên khi người lao động có các hành vi sau:
- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc.
- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trên 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trên 365 ngày (trừ trường hợp bất khả kháng).
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
* Đuổi việc nhân viên vì vụ lợi người sử dụng lao động có thể bị đi tù không?
Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật cụ thể như sau:
Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi đuổi việc nhân viên gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.
Trong khu dân cư của tôi có người nuôi một đàn chó, chủ hay dắt đi dạo ở khu sinh hoạt công cộng mà không rọ mõm trong khi khu dân cư rất nhiều người già, trẻ em ra đó chơi. Xin hỏi, nếu chẳng may chó cắn người thì chủ của con vật có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tôi là bị hại trong một vụ lừa đảo, thủ phạm bị tòa án tuyên 20 năm tù, buộc bị cáo phải trả tôi toàn bộ tiền đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào...
Thưa Luật sư, vợ em có thai với người khác nên tụi em đã làm thủ tục đồng thuận ly hôn ở Tòa án. Tuy nhiên sau này khi cô ấy sinh con và làm khai sinh cho bé thì cán bộ hộ tịch ở phường lại cấp giấy khai sinh có đề tên cha là em. Vậy việc này phải giải quyết như thế nào?
Tôi thường tham gia các câu lạc bộ đánh bài Poker (xì tố) để chơi ăn thua bằng chip (phỉnh), hoàn toàn không dùng tiền mặt tại bàn. Sau đó khi kết thúc toàn bộ trận đấu và về nhà, tôi và các người chơi tự thỏa thuận chuyển tiền cho nhau tương ứng với số chip thắng thua. Khi chúng tôi làm như thế thì có tránh khỏi việc bị pháp luật xử lý hay không?
Tôi là chủ tiệm internet, thời gian gần đây tôi phát hiện thấy nhiều khách vào tiệm của tôi chơi đánh bạc, cá độ online. Luật sư cho tôi hỏi, nếu khách hàng của tôi tự chơi cá độ mà bị Công an bắt quả tang tại quán cà phê của tôi thì tôi có vi phạm pháp luật hay phải chịu trách nhiệm liên đới gì hay không?
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.