Hành vi buôn bán, vận chuyển pháo nổ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định:
"Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian."
Pháp luật hiện hành đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó, mọi hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo sẽ bị xử lý theo quy định.
Về xử lý hành chính:
Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm" như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
- Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
- Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
- Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo;
- Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
- Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo;
- Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo.
- Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.
- Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức.
- Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Ngoài bị xử lý về mặt hành chính, người có hành vi liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo còn có thể bị xử lý hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
- Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 – Bộ luật hình sự 2015): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
- Đối với người thực hiện tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 – BLHS 2015): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
- Tội gây rối trật tự công cộng: Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép qua biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương đương với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Trong khu dân cư của tôi có người nuôi một đàn chó, chủ hay dắt đi dạo ở khu sinh hoạt công cộng mà không rọ mõm trong khi khu dân cư rất nhiều người già, trẻ em ra đó chơi. Xin hỏi, nếu chẳng may chó cắn người thì chủ của con vật có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tôi là bị hại trong một vụ lừa đảo, thủ phạm bị tòa án tuyên 20 năm tù, buộc bị cáo phải trả tôi toàn bộ tiền đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào...
Thưa Luật sư, vợ em có thai với người khác nên tụi em đã làm thủ tục đồng thuận ly hôn ở Tòa án. Tuy nhiên sau này khi cô ấy sinh con và làm khai sinh cho bé thì cán bộ hộ tịch ở phường lại cấp giấy khai sinh có đề tên cha là em. Vậy việc này phải giải quyết như thế nào?
Tôi thường tham gia các câu lạc bộ đánh bài Poker (xì tố) để chơi ăn thua bằng chip (phỉnh), hoàn toàn không dùng tiền mặt tại bàn. Sau đó khi kết thúc toàn bộ trận đấu và về nhà, tôi và các người chơi tự thỏa thuận chuyển tiền cho nhau tương ứng với số chip thắng thua. Khi chúng tôi làm như thế thì có tránh khỏi việc bị pháp luật xử lý hay không?
Tôi là chủ tiệm internet, thời gian gần đây tôi phát hiện thấy nhiều khách vào tiệm của tôi chơi đánh bạc, cá độ online. Luật sư cho tôi hỏi, nếu khách hàng của tôi tự chơi cá độ mà bị Công an bắt quả tang tại quán cà phê của tôi thì tôi có vi phạm pháp luật hay phải chịu trách nhiệm liên đới gì hay không?
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.