Vợ có thai với người khác thì khai sinh con thế nào?
Hỏi: Thưa Luật sư, vợ em có thai với người khác nên tụi em đã làm thủ tục đồng thuận ly hôn ở Tòa án. Tuy nhiên sau này khi cô ấy sinh con và làm khai sinh cho bé thì cán bộ hộ tịch ở phường lại cấp giấy khai sinh có đề tên cha là em. Vậy việc này phải giải quyết như thế nào?
Gia Luật trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng."
Như vậy, được xem là con chung của vợ chồng khi:
- Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
- Do vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Do vợ mang thai khi đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
- Sinh ra trước khi đăng ký kết hôn, được cha mẹ thừa nhận.
Do đó, dù trên thực tế con có thể không phải là con ruột nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khi ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì sẽ có một người giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Và theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu không thừa nhận con chung thì thực hiện như sau:
"2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
Căn cứ quy định này, nếu phát hiện con chung không phải con ruột của mình và muốn không thừa nhận con thì người không thừa nhận phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:
- Cung cấp được chứng cứ chứng minh. Chứng cứ trong trường hợp này thường là xét nghiệm ADN của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Gửi đơn yêu cầu đến Toà án về việc không thừa nhận con và được Toà án ra quyết định công nhận yêu cầu này.
Khi đó, hậu quả của việc không thừa nhận con thì cha, mẹ - người không thừa nhận con sẽ chấm dứt quan hệ cha, mẹ con với người con và không phải thực hiện nghĩa vụ, quyền của cha mẹ với con nêu tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình:
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
- Giám hộ/đại diện cho con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
- Thương yêu con, tôn trọng và chăm lo việc học tập, giáo dục con…
Như vậy, nếu phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn thì hậu quả sẽ như thế này:
- Với người trực tiếp nuôi con sau ly hôn: Người không nhận con (sau khi đã có quyết định của Toà) sẽ không phải nuôi con nữa mà sẽ trao con lại cho người còn lại nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Với người cấp dưỡng sau ly hôn: Không phải thực hiện việc cấp dưỡng cho người con không phải là con ruột.
Như vậy, tuỳ vào việc sau khi ly hôn, chồng hoặc vợ có trực tiếp nuôi con không để xử lý theo từng trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, việc người đó trực tiếp nuôi con hoặc cấp dưỡng cho con cũng sẽ dừng lại tại thời điểm được xác nhận của Toà án có thẩm quyền.
Thủ tục yêu cầu không công nhận con ruột của cha, mẹ:
Khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn, để không phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con, người cha, mẹ có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Toà án có thẩm quyền không công nhận quan hệ cha, mẹ con theo thủ tục dưới đây:
Ai được yêu cầu không công nhận cha mẹ con?
- Cha, mẹ
- Người được nhận là cha, mẹ của một người
Điều kiện không công nhận cha mẹ con
- Có bằng chứng
- Gửi đơn yêu cầu ra Toà án và được Toà án xác nhận
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn yêu cầu việc không nhận cha mẹ con
- Giấy tờ chứng minh không có quan hệ cha mẹ con
- Giấy tờ tuỳ thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có)) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…)
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Nếu không có tranh chấp: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ con cư trú.
- Nếu có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người được yêu cầu cư trú. Sau khi nhận được xác nhận của Toà án, người có yêu cầu phải gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi cha, mẹ, con.
Trên đây là cách xử lý khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của mình để vợ, chồng có cách xử lý phù hợp.
Trong khu dân cư của tôi có người nuôi một đàn chó, chủ hay dắt đi dạo ở khu sinh hoạt công cộng mà không rọ mõm trong khi khu dân cư rất nhiều người già, trẻ em ra đó chơi. Xin hỏi, nếu chẳng may chó cắn người thì chủ của con vật có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tôi là bị hại trong một vụ lừa đảo, thủ phạm bị tòa án tuyên 20 năm tù, buộc bị cáo phải trả tôi toàn bộ tiền đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào...
Tôi thường tham gia các câu lạc bộ đánh bài Poker (xì tố) để chơi ăn thua bằng chip (phỉnh), hoàn toàn không dùng tiền mặt tại bàn. Sau đó khi kết thúc toàn bộ trận đấu và về nhà, tôi và các người chơi tự thỏa thuận chuyển tiền cho nhau tương ứng với số chip thắng thua. Khi chúng tôi làm như thế thì có tránh khỏi việc bị pháp luật xử lý hay không?
Tôi là chủ tiệm internet, thời gian gần đây tôi phát hiện thấy nhiều khách vào tiệm của tôi chơi đánh bạc, cá độ online. Luật sư cho tôi hỏi, nếu khách hàng của tôi tự chơi cá độ mà bị Công an bắt quả tang tại quán cà phê của tôi thì tôi có vi phạm pháp luật hay phải chịu trách nhiệm liên đới gì hay không?
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân...
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.