Một số quy định nổi bật về chính sách Lao động – Bảo hiểm bắt đầu áp dụng từ 01/01/2018

1.  Về đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Kể từ ngày 01/01/2018, bổ sung các đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

-  Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

-  Người lao động là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2.  Về các khoản thu nhập tính đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:

-  Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động;

-  Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3.  Về mức lương tối thiểu vùng

Ngày 07/12/2017 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2018 mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ thay đổi như sau:

Vùng I: Áp dụng mức 3.980.000  đồng/tháng;

-  Vùng II: Áp dụng mức 3.530.000 đồng/tháng;

Vùng III: Áp dụng mức 3.090.000 đồng/tháng;

-  Vùng IV: Áp dụng mức 2.760.000 đồng/tháng.

4.  Về quy định xử lý hình sự đối hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN

Từ ngày 01/01/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Cụ thể như sau:

-  Người nào gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

+  Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

+  Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

-  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

+  Phạm tội 02 lần trở lên;

+  Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

+  Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

+  Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

-  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+  Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên;

+  Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

+  Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Bài viết khác
Cập nhật quy định về BHXH, thuế TNCN, công đoàn có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 (Phần 2)

Từ ngày 01/07/2025, hàng loạt quy định mới chính thức có hiệu lực, đánh dấu những thay đổi quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những điều chỉnh này không chỉ phản ánh nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà còn tác động trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ cũng như thói quen của người dân và doanh nghiệp...

Cập nhật quy định về BHXH, thuế TNCN, công đoàn có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 (Phần 1)

Từ ngày 01/07/2025, hàng loạt quy định mới chính thức có hiệu lực, đánh dấu những thay đổi quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những điều chỉnh này không chỉ phản ánh nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà còn tác động trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ cũng như thói quen của người dân và doanh nghiệp...

Cập nhật quy định về BHXH, thuế TNCN, công đoàn có hiệu lực từ ngày 01/6/2025

Trong bài viết này, Gia Luật xin gửi đến Quý khách hàng nội dung cập nhật về chính sách lao động, bảo hiểm, thuế TNCN, công đoàn thay đổi từ 01/06/2025 gồm: thay đổi mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam chính thức dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bản giấy...

Cập nhật một số chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết số 198/2025/QH15

Ngày 17/05/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan...

Bổ sung đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính

Ngày 14/04/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2025/NĐ-CP về việc bổ sung một số điều của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, trong đó tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này có bổ sung thêm trường hợp bắt buộc phải kiểm toán

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.