Một số quy định pháp luật về công đoàn cơ sở và công đoàn phí
1. Định nghĩa:
Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012, công đoàn là:
- Tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
- Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
2. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở:
Theo quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn năm 2012 thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Tức là không có quy định nào bắt buộc về việc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở.
Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Mục 11.1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ, điều kiện thành lập công đoàn cơ sở được quy định như sau:
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
- Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.
3. Vai trò của công đoàn cơ sở:
Công đoàn cơ sở có tư cách pháp nhân. Pháp luật lao động Việt Nam thừa nhận công đoàn cơ sở là đại diện chính thức của tập thể người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong đơn vị. Công đoàn cơ sở có quyền thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, tham gia với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, tiền lương cho người lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công...
Sau khi được thông báo chính thức về việc thành lập công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động phải thừa nhận, phải cộng tác và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện chức năng của mình. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử và can thiệp vào các hoạt động nội bộ của tổ chức công đoàn cơ sở.
4. Mức đóng công đoàn phí:
Công đoàn phí được chia thành 2 loại:
- Kinh phí đóng Công đoàn.
- Đoàn phí công đoàn.
Phân biệt giữa kinh phí công đoàn và đoàn phí theo bảng dưới đây:
Tiêu chí |
Kinh phí công đoàn |
Đoàn phí công đoàn |
Đối tượng |
Đơn vị sử dụng lao động |
Người lao động là đoàn viên công đoàn |
Mức đóng |
2% tổng tiền lương đóng BHXH của đơn vị. Lưu ý: Không thành lập công đoàn cơ sở vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. |
1% mức tiền lương tham gia BHXH của mỗi người lao động. Mức tối đa là 10% lương cơ sở. Lưu ý: Theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: - Đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn. - Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí. - Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
Phương thức đóng |
- Đóng theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. - Nộp tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở. |
Đoàn phí do đoàn viên đóng hàng tháng cho công đoàn cơ sở hoặc thu qua lương hàng tháng (nếu có thỏa thuận). |
Phân phối |
- Doanh nghiệp được sử dụng 68% tổng số thu kinh phí công đoàn. - 32% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp cho công đoàn cấp trên. |
- Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. - 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn được nộp cho công đoàn cấp trên. |
Trên đây là một số nội dung liên quan đến quy định của pháp luật về công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Gia Luật để được hỗ trợ tốt nhất.
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được gia hạn hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Chứng khoán năm 2019 và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức tối thiểu vùng thấp sang mức tối thiểu vùng cao hơn...
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 nêu 7 trường hợp đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), bao gồm:...
Theo quyết định này, giao dịch của khách hàng, nhất là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày, đều buộc phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo...
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN...
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.