Những điều cần biết về giảm trừ gia cảnh
1. Định nghĩa:
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
2. Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay:
Giảm trừ gia cảnh gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
3. Xác định người phụ thuộc:
Người phụ thuộc bao gồm:
- Người phụ thuộc là con của người nộp thuế gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế;
- Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được tính là người phụ thuộc:
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
Trong đó, người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).
- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
4. Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký người phụ thuộc:
4.1. Người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập:
- Người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập bao gồm:
- Bản đăng ký người phụ thuộc mẫu số 07/ĐK-NPT-TNCN theo Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Phụ lục II - Mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC;
- Phụ lục bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng mẫu số 07/XN-NPT-TNCN theo Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Phụ lục II - Mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp:
- Phụ lục bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho người lao động) mẫu số 07/THĐK-NPT-TNCN theo Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Phụ lục II - Mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Trình tự thủ tục:
- Người nộp thuế lập hồ sơ đăng ký NPT lần đầu để tính giảm trừ gia cảnh trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu cá nhân nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập) chậm nhất là trước thời hạn khai thuế (hoặc trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo quy định của Luật Quản lý thuế).
- Hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ (và trả kết quả nếu có kết quả) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Thuế.
4.2. Người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc trực tiếp với cơ quan Thuế:
Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc bao gồm:
- Bản đăng ký người phụ thuộc mẫu số 07/ĐK-NPT-TNCN theo Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Phụ lục II - Mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC;
- Phụ lục bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng mẫu số 07/XN-NPT-TNCN theo Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Phụ lục II - Mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTCh;
- Hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC.
Trình tự thủ tục:
- Nộp hồ sơ Đăng ký NPT cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định.
- Riêng đối với người phụ thuộc khác (ví dụ: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì...) thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế.
- Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế có thay đổi (tăng/giảm) về NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện lại việc đăng ký NPT (hồ sơ, thời hạn, trình tự các bước, thực hiện như đăng ký NPT lần đầu).
- Hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan Thuế hoặc gửi qua đường bưu chính: cơ quan Thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo quy định.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Gia Luật để được hỗ trợ tốt nhất.
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được gia hạn hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Chứng khoán năm 2019 và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức tối thiểu vùng thấp sang mức tối thiểu vùng cao hơn...
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 nêu 7 trường hợp đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), bao gồm:...
Theo quyết định này, giao dịch của khách hàng, nhất là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày, đều buộc phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo...
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN...
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.