Pháp lý khởi nghiệp
Pháp lý khởi nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi nghiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Pháp lý khởi nghiệp đảm bảo rằng các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động hợp pháp, tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Một doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu không có nền tảng pháp lý vững chắc.
Các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần quan tâm:
* Trước khi thành lập doanh nghiệp:
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: theo quy định của pháp luật, có 228 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và 8 ngành nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Trước khi quyết định đầu tư kinh doanh một lĩnh vực gì đó, cá nhân/tổ chức cần xem xét ngành nghề dự định kinh doanh có thuộc danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh hoặc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không (chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện thì mới được triển khai hoạt động kinh doanh) để thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp.
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: có nhiều loại hình doanh nghiệp phổ biến có thể lựa chọn: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần. Để lựa chọn một hình thức kinh doanh phù hợp cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, vốn, nhân sự, việc phát triển kinh doanh,...
- Lựa chọn tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp không thể tùy ý đặt mà phải tuân thủ các quy định pháp luật như: không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Xác định nguồn vốn: Số vốn điều lệ không bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu (trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Vốn điều lệ liên quan trực tiếp đến năng lực tài chính và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp nên cần xác định số vốn phù hợp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được trường hợp phải thực hiện tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
* Thành lập doanh nghiệp/Đăng ký kinh doanh:
Thành lập doanh nghiệp/Đăng ký kinh doanh trong pháp lý khởi nghiệp là quá trình để một doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động và được công nhận tư cách pháp lý. Quá trình này được thực hiện các bước theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp có quyền pháp nhân, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm pháp lý, có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp và bền vững trên thị trường.
* Sau thành lập doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về:
- Thuế: Doanh nghiệp cần kê khai, báo cáo thuế đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp không phát sinh doanh thu) để đảm bảo không vi phạm pháp luật về thuế. Các loại thuế và mức phí phải nộp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể chịu các loại thuế sau: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất – nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng và quy định rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc cần thiết để ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường; để đảm bảo rằng ý tưởng, sản phẩm được bảo vệ và không bị người khác sử dụng trái phép, doanh nghiệp cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trí tuệ tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Nhân sự/Lao động: Doanh nghiệp phải có những thống nhất được thể hiện bằng văn bản đối với hợp đồng lao động, tiền lương, thưởng, nội quy và kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Doanh nghiệp cần kiểm soát, rà soát, quản trị rủi ro pháp lý trong cơ cấu tổ chức quản lý và trong quá trình hoạt động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội, thực hiện đúng trình tự, thủ tục khi giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp hợp đồng,...
Trên đây là những khái quát cơ bản về các vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp, doanh nghiệp có thể quan tâm, khai thác thêm thông tin và sử dụng quyền được tư vấn pháp luật trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được gia hạn hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Chứng khoán năm 2019 và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức tối thiểu vùng thấp sang mức tối thiểu vùng cao hơn...
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 nêu 7 trường hợp đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), bao gồm:...
Theo quyết định này, giao dịch của khách hàng, nhất là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày, đều buộc phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo...
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN...
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.