Quy định pháp luật liên quan đến lương thành viên/Giám đốc doanh nghiệp

Lương thành viên công ty, lương giám đốc có được xem là chi phí được trừ không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC):

 "2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

...

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh."

Căn cứ quy định nêu trên:

  • Đối với lương Giám đốc: Chi phí lương Giám đốc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (trừ trường hợp Giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do một cá nhân làm chủ).
  • Đối với lương thành viên Công ty: Nếu thành viên công ty trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì chi phí lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. 

Theo đó, bộ chứng từ đầy đủ để hạch toán chi phí hợp lý (chi phí được trừ khi tính thuế TNDN) đối với tiền lương của thành viên công ty, Giám đốc bao gồm:

  • Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động (nếu có);
  • Nếu hợp đồng, phụ lục hợp đồng lao động chưa ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng thì kèm theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính hoặc quy chế thưởng ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng;
  • Bảng chấm công; Bảng lương;
  • Chứng từ chi trả tiền lương (trong đó ngày thanh toán lương chậm nhất là thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của năm phát sinh lương).

Thành viên Công ty, Giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; 

…"

Căn cứ quy định nêu trên, nếu thành viên/Giám đốc doanh nghiệp có hưởng tiền lương thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lương thành viên công ty, lương giám đốc có được xem là chi phí được trừ không?

 

Căn cứ  Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC):

 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: 

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ quy định nêu trên:

Đối với lương Giám Đốc: Chí phí lương giám đốc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (trừ trường hợp Giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do một cá nhân làm chủ). 

Đối với lương thành viên Công ty: Nếu thành viên công ty trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì chi phí lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

 

Theo đó, Bộ chứng từ đầy đủ để hạch toán chi phí hợp lý (chi phí được trừ khi tính thuế TNDN) đối với tiền lương của thành viên công ty, Giám đốc bao gồm:

-          Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động (nếu có);

-          Nếu hợp đồng, phụ lục hợp đồng lao động chưa ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng thì kèm theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính hoặc quy chế thưởng ghi cụ thể điều kiện hưởng, mức hưởng;

-          Bảng chấm công; Bảng lương;

-          Chứng từ chi trả tiền lương (trong đó ngày thanh toán lương chậm nhất là thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế của năm phát sinh lương).

 

Thành viên Công ty, Giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

….

 

Căn cứ quy định nêu trên, thành viên Công ty trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; Giám đốc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bài viết khác
Kê khai thuế cho chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh

Tùy từng trường hợp cụ thểchi nhánh phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính có thể kê khai thuế GTGT riêng từng tỉnh hoặc kê khai chung và phân bổ số thuế phải nộp hoặc kê khai chung không phân bổ số thuế phải nộp...

Hợp đồng chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp ghi nhận giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường có được không?

Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp...

Quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt có hiệu lực từ ngày 15/01/2025

Trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Nhà đầu tư được quyền lựa chọn đăng ký đầu tư theo thủ tục đầu tư đặc biệt đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...

Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kế toán viên

Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư...

Quy định về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất

Giá trị quyền sử dụng đất được định nghĩa là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất tại thời điểm được xác định với thời hạn sử dụng đã được xác định. Theo quy định của Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng được...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.