Thủ tục chuyển vốn vay thành vốn góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chuyển khoản vay thành vốn góp là việc bên cho vay thay vì thu hồi tiền nợ đã cho công ty vay bằng tiền thì sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để "mua" chính cổ phần/phần vốn góp của công ty. Khi đó, bên cho vay sẽ trở thành chủ sở hữu/cổ đông/thành viên nắm giữ các cổ phần/phần vốn góp đó của công ty.
Hiện nay, quy định pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư hiện hành không có bất kỳ quy định nào cấm việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp điều lệ hoặc vốn đầu tư cũng như không có hướng dẫn cụ thể nào về quy trình chuyển đổi này.
Có thể hiểu việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp là một cách thức để tăng vốn điều lệ của công ty lên bằng với vốn điều lệ cũ cộng với khoản vay được chuyển đổi, điểm khác biệt là việc chuyển tiền đã được thực hiện xong trước khi công ty ra quyết định tăng vốn.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN có quy định về trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình thức: "b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;"
Từ quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy các bên hoàn toàn có thể thống nhất chuyển khoản vay thành vốn góp, pháp luật không cấm điều này. Đây có thể coi là một dạng thỏa thuận chuyển đổi, cụ thể: Thỏa thuận chuyển đổi là một thỏa thuận dân sự nên các bên được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chuyển đổi sẽ dẫn tới hình thành tư cách cổ đông, thành viên góp vốn nên bạn cần phải hoàn thiện một số công việc, thủ tục nhất định, gồm:
- Các bên cần lập văn bản thỏa thuận hay hợp đồng về việc chuyển đổi khoản nợ thành vốn góp. Các văn bản này cần ghi nhận rõ thời điểm chuyển đổi, số tiền chuyển đổi, xử lý tiền lãi và tiền gốc hay lãi phạt trả chậm…, số tỷ lệ phần trăm vốn mà bên đầu tư vốn sẽ sở hữu trong doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi.
- Các bên cần thông qua các thủ tục nội bộ liên quan đến việc điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư….
- Các bên cần thực hiện thủ tục tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư…
Bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Công ty đặt trụ sở.
Lưu ý: Nếu người cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam thì không cần thực hiện bước này.
Bước 2: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty gồm thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn, thông tin của thành viên/cổ đông.
Bước 3: Thông báo thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty (nếu có) gồm thay đổi vốn đầu tư thực hiện dự án, tổng vốn đầu tư hoặc thông tin của nhà đầu tư. Doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần lưu ý thêm về các điều kiện đầu tư và điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
Bước 4: Thông báo về việc chuyển đổi khoản nợ thành vốn góp hoặc trả nợ bằng cổ phần/phần vốn góp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.
Việc chuyển khoản vay thành vốn góp của doanh nghiệp là quyền được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, với đặc điểm của từng giao dịch khác nhau, có thể có nội dung khác nhau nên phương thức chuyển nợ thành vốn có thể phải tuân theo nhiều quy định pháp luật trong và ngoài nước khác nhau. Khi chuyển khoản vay thành vốn góp, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư, kế toán, ngân hàng để đảm bảo giao dịch được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Giá trị quyền sử dụng đất được định nghĩa là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất tại thời điểm được xác định với thời hạn sử dụng đã được xác định. Theo quy định của Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng được...
Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%...
Căn cứ theo Thông tư 86/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/2/2025 của Bộ Tài chính, mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ được sử dụng đến hết ngày 30/6/2025...
Để thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện sau theo Điều 35, 36, 37, 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018...
Nhà đầu tư nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo các hình thức: Liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh...
GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.