Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; cách tính thuế, các chi phí được trừ khi tính thuế

1. Định nghĩa:

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định phải đóng thuế.                           

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy, người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

Trước khi tính thuế TNCN, người nộp thuế cần xác định được là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú bởi cách tính thuế được áp dụng đối với 2 đối tượng này là khác nhau.

2.1. Đối tượng áp dụng:

  • Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/ nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật với thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày.
  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú, thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2.2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

* Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú:

Trường hợp 1: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Các công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân:

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - các khoản giảm trừ

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế

Người nộp thuế áp dụng các công thức tính số (1), (2), (3) để tính mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế

Các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương, tiền công gồm:

  • Khoản tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong thời gian hành chính.
  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa: Không vượt quá 730.000 đồng/tháng, nếu vượt quá thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Tiền trang phục: Không vượt quá 5.000.000 đồng/năm, nếu vượt quá thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo).

Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế áp dụng công thức số (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 132 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu/ tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Để tính thuế suất người tính thuế áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007 theo bảng sau:

Bảng: Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Căn cứ theo phần thu nhập tính thuế/tháng/năm để xác định mức thuế suất tương ứng.

Áp dụng công thức (1) khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ tính ra được thuế thu nhập cá nhân cần nộp.

Như vậy khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:

1 - Phương pháp lũy tiến bằng cách tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến.

2 - Phương pháp rút gọn, khi đã tính thu nhập tính thuế và áp dụng bảng dưới đây để tính ra số thuế TNCN phải nộp:

Bảng: Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản

Bậc 

Thu nhập tính thuế

Thuế suất

Cách tính số thuế TNCN phải nộp

Cách tính 1

Cách tính 2

1

Đến 5 triệu 

5%

0 triệu + 5% thu nhập tính thuế 

5% thu nhập tính thuế

2

Trên 5 triệu - 10 triệu

10%

0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu

10% thu nhập tính thuế - 0,25 triệu

3

Trên 10 triệu - 18 triệu

15%

0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu

15% thu nhập tính thuế - 0,75 triệu

4

Trên 18 triệu - 32 triệu

20%

1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu

20% thu nhập tính thuế - 1,65 triệu

5

Trên 32 triệu - 52 triệu

25%

4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu

25% thu nhập tính thuế - 3,25 triệu

6

Trên 52 triệu - 80 triệu

30%

9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu

30 % thu nhập tính thuế - 5,85 triệu

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu

35% TNTT - 9,85 triệu

Trường hợp 2: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ trước khi trả thu nhập).

Lưu ý: Trừ các trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Công thức tính thuế TNCN phải nộp áp dụng như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

* Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú:

Theo quy định, các cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế > 0 thì sẽ phải nộp thuế thu nhập với mức thuế suất 20%.

Các khoản được giảm trừ gồm: khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp khuyến học, nhân đạo, làm từ thiện.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế TNCN phải nộp đối với cá nhân không cư trú sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thế nhận được trong kỳ tính thuế và được xác định như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú.

Trên đây là những nội dung liên quan đến quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Gia Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết khác
Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được gia hạn hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Chứng khoán năm 2019 và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...

Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/07/2024

Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức tối thiểu vùng thấp sang mức tối thiểu vùng cao hơn...

Bảy trường hợp đất không được cấp sổ đỏ từ 01/08/2024

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 nêu 7 trường hợp đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), bao gồm:...

Quy định về việc chuyển khoản ngân hàng từ ngày 01/07/2024 theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN

Theo quyết định này, giao dịch của khách hàng, nhất là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày, đều buộc phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo...

Bán hàng online có phải nộp thuế không?

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.