Tư vấn pháp lý doanh nghiệp
Như một quy luật chung, thị trường càng phát triển thì rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng theo đó càng lớn. Việc quan tâm đúng mức đến ý nghĩa, vai trò của luật sư trong việc tư vấn pháp lý thường xuyên, dự phòng rủi ro và sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp khi có tranh chấp là điều tất yếu phải xảy ra, chỉ có điều sớm hay muộn là do nhận thức cũng như định hướng, quy mô phát triển của từng doanh nghiệp.
Đồng hành với hàng nghìn doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, Gia Luật đã và đang thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình.
Hiện chúng tôi đang cung cấp 03 gói dịch vụ uy tín ở các mức độ khác nhau, cụ thể như sau:
1. Dịch vụ pháp lý theo vụ việc
Hai bên ký hợp đồng nguyên tắc về việc tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Khách hàng nhận thấy vụ việc nào cần hỗ trợ pháp lý sẽ liên hệ với Gia Luật. Sau khi thống nhất khối lượng công việc, phí dịch vụ tương ứng với từng trường hợp cụ thể và các vấn đề phát sinh khác (nếu có), Gia Luật sẽ triển khai thực hiện hoàn tất, bàn giao kết quả cho khách hàng.
2. Dịch vụ pháp lý thường xuyên
Hai bên ký hợp đồng dịch vụ pháp lý thường xuyên. Phí dịch vụ cố định theo hàng tháng hoặc quý. Bất cứ yêu cầu tư vấn nào nằm trong phạm vi dịch vụ sẽ được Gia Luật tư vấn và triển khai thực hiện hoàn tất, bàn giao kết quả cho khách hàng.
Gia Luật sẽ soạn thảo các hồ sơ, hướng dẫn các thủ tục và hỗ trợ tốt nhất cho nhân sự của khách hàng trong trường hợp thực hiện các công việc liên quan đến đơn vị thứ ba.
Khách hàng có thể yêu cầu Gia Luật cử luật sư đến giải quyết công việc tại trụ sở của đối tác hoặc nơi khác nhưng tuỳ thời gian, tính chất, khối lượng công việc, Gia Luật sẽ tính thêm phí phát sinh phù hợp.
Đối với các vụ việc phải giải quyết theo con đường tố tụng (tại Toà án, Trọng tài…), hai bên sẽ ký hợp đồng dịch vụ riêng, Gia Luật sẽ ưu tiên thực hiện với mức phí dịch vụ ưu đãi.
3. Dịch vụ phòng pháp chế doanh nghiệp:
Hai bên ký hợp đồng dịch vụ phòng pháp chế doanh nghiệp. Phí dịch vụ cố định hàng quý hoặc năm. Bất cứ yêu cầu tư vấn nào nằm trong phạm vi dịch vụ sẽ được Gia Luật tư vấn và triển khai thực hiện hoàn tất và bàn giao kết quả cho khách hàng.
Đặc biệt, Phòng luật sư của Gia Luật sẽ làm việc như Phòng pháp chế của khách hàng, ưu tiên giải quyết kịp thời mọi công việc theo tiến độ giao việc của khách hàng, đại diện và/hoặc cùng nhân sự của khách hàng trực tiếp thực hiện (nếu khách hàng có yêu cầu) mọi công việc nhân danh khách hàng. Gia Luật chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung công việc mình tư vấn, thực hiện.
Khách hàng cũng có thể yêu cầu Gia Luật cử luật sư đến giải quyết công việc tại trụ sở của khách hàng hoặc nơi khác trong thời gian phù hợp trên tinh thần chia sẻ và đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu.
Đối với các vụ việc phải giải quyết theo con đường tố tụng (tại Toà án, Trọng tài…), Gia Luật sẽ ưu tiên thực hiện, không tính phí dịch vụ, trừ các chi phí về án phí, lệ phí và các loại phí khác phải đóng cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Phạm vi tư vấn của chúng tôi bao gồm không giới hạn các lĩnh vực sau :
- Tư vấn các quy định về Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Tư vấn đàm phán, soạn thảo, ký kết, thực hiện, thanh lý các loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, lao động, dân sự, bất động sản và động sản, xây dựng, thi công, thiết kế…
- Tư vấn, soạn thảo tất cả các văn kiện pháp lý giữa doanh nghiệp và đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước.
- Thẩm định tính pháp lý của các văn kiện, giấy tờ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Tư vấn, thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp: thành lập, thay đổi, chuyển đổi, mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, tạm ngừng, giải thể, phá sản…
- Đại diện và/hoặc cùng doanh nghiệp làm việc với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan khi xảy ra tranh chấp, vi phạm trong quá trình hoạt động.
- Tư vấn, góp ý trong việc xây dựng và vận hành mô hình, cơ cấu hoạt động, hệ thống văn bản nội bộ, hệ thống quy trình, quy chế phù hợp với loại hình hoạt động và quy mô doanh nghiệp.
- Tư vấn, góp ý soạn thảo Điều lệ công ty, Sổ đăng ký thành viên/cổ đông, Giấy chứng nhận phần vốn góp/Cổ phần.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các cổ động, thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
- Tư vấn, góp ý xây dựng quy chế phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.
- Tổ chức giải thích nội quy, quy chế công ty; phổ biến sự thay đổi, bổ sung nội quy, quy chế công ty theo định kỳ; phổ biến các quy định pháp luật lao động – bảo hiểm cho người lao động.
- Tư vấn, xử lý các vấn đề tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp: Giải thích, hòa giải, lập biên bản vi phạm kỷ luật lao động, lập hội đồng kỷ luật, họp hội đồng kỷ luật, ra quyết định kỷ luật. Đại diện và/hoặc cùng doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Phòng Lao động, Sở Lao động, Liên đoàn lao động, Thanh tra lao động, Cơ quan bảo hiểm …) khi tranh chấp được đưa ra giải quyết tại các cơ quan này.
- Tư vấn, góp ý soạn thảo quy chế hoạt động của ban chấp hành công đoàn tại doanh nghiệp.
- Tư vấn, góp ý soạn thảo Hợp đồng lao động, Hợp đồng đào tạo, Thỏa thuận phi cạnh tranh, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Thang bảng lương, Quy chế lương thưởng, Quy chế kỷ luật lao động.
- Tư vấn, thực hiện các thủ tục xin cấp mới hoặc gia hạn visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật lao động và xuất nhập cảnh hiện hành.
- Cập nhật và thông báo kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành điều chỉnh hoặc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Tư vấn, đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng tại Tòa án các cấp để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động.

Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh thương mại được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là Luật thương mại và Bộ luật dân sự.
Do yếu tố đặc thù của nó, tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thường phức tạp và khó định hình hơn tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trên đà mở cửa, hội nhập sâu rộng như ngày nay.
Ở các nước phát triển, vấn đề lao động, bảo hiểm và an sinh xã hội được chú trọng hàng đầu. Nằm trong khối các quốc gia đang phát triển, Việt Nam có hệ thống phát luật lao động bảo hiểm tương đối hoàn chỉnh, đã ban hành năm đạo luật điều chỉnh vấn đề này, gồm: Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật việc làm, Luật công đoàn.
Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, fax, thư điện tử, thậm chí là lời nói hay hành vi cụ thể. Cũng có loại hợp đồng, pháp luật quy định phải thiết lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực mới có hiệu lực. Đa số các hợp đồng tại Việt Nam và trên thế giới hiện này đều mang hình thức văn bản, vì nó minh bạch và rõ ràng nhất, về hiệu lực thì như người xưa có nói: “bút sa gà chết”, đặt bút ký là xong rồi.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”, là để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận giữa vợ, chồng trong cuộc sống hôn nhân. Khi bạn khởi đầu cuộc hôn nhân, thì cần xác định đây là một trong những quyết định quan trọng bậc nhất trong cuộc đời bạn. Khi bạn trong cuộc hôn nhân, thì cần xác định đây là một trong những trách nhiệm lớn lao nhất mà bạn đảm nhiệm.
Thừa kế là một trong những chế định pháp lý xuất hiện sớm nhất và lâu đời nhất trong hệ thống pháp luật dân sự thế giới. Thời nào cũng vậy, cứ có người mất đi thì vấn đề thừa kế phát sinh. Có hai hình thức thừa kế phổ biến, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Bộ luật dân sự có thể coi là “Luật mẹ” trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tranh chấp pháp lý về dân sự cực kỳ rộng, trải trên toàn bộ lĩnh vực cuộc sống.
Tranh chấp dân sự thông thường được giải quyết ở 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu do các bên thương lượng, thỏa thuận xử lý. Giai đoạn 2 được khởi động tại Tòa án, nếu hai bên không có được tiếng nói chung.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vô phúc đáo tụng đình”, điều này xưa nay không sai. Dù là bị hại hay bị cáo hay là người có quyền và lợi ích liên quan, người làm chứng trong vụ án hình sự thì việc “phải tới Tòa” hoặc được “điệu tới Tòa” theo giấy triệu tập hoặc lệnh trích xuất là điều không ai muốn cả.
Tranh chấp trong lĩnh vực hành chính là tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước. Hiện có ba con đường giải quyết tranh chấp hành chính, một là khiếu nại, hai là tố cáo và cuối cùng là giải quyết vụ việc tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Mỗi con đường có quy trình xử lý khác nhau, và nếu hai con đường đầu chưa thỏa mãn được một trong các bên, thì con đường thứ ba là con đường cuối cùng.
Tại Việt Nam, việc luật sư đại diện ngoài tố tụng thực hiện các công việc của khách hàng ngày càng nhiều, tuy nhiên chủ yếu chỉ đặt ra khi có tranh chấp. Tại các nước phát triển, có thể nói, cái gì “liên quan đến rắc rối” người ta đều nghĩ ngay đến việc mời luật sư làm việc, bản thân họ không trực tiếp làm việc vì họ cho rằng đó không phải lĩnh vực chuyên môn của họ và đương nhiên, chi phí luật sư không phải là chi phí quá cao đối với thu nhập chung tại những đất nước này.
Trên thực tế, đương sự được xử “thắng” trong một vụ án dân sự hoàn toàn không phải là “thắng” luôn. Còn phải xem bản án có hiệu lực của Tòa có thể thi hành hay không. Kinh nghiệm giải quyết của chúng tôi cho thấy, có rất nhiều vụ án dân sự, đương sự được tuyên thắng án tuy nhiên trên thực tế chỉ “thắng trên giấy” vì bản án không thi hành được, đa số vì đương sự không còn tài sản tại thời điểm yêu cầu thi hành án, mà cũng đa số nữa, những tài sản này được “tẩu tán” ngay trước khi khởi kiện tại Tòa, thậm chí ngay trong quá trình Tòa thụ lý giải quyết vụ án.
GỌI CHÚNG TÔI +84 90 278 5292
Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.