Hỏi & Đáp
Trả lời: Căn cứ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ đông trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Do đó, đối với nội dung thay đổi cổ đông của công ty, doanh nghiệp ghi nhận tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty
Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 7836/BKH-TCT ngày 24/10/2006 thì việc đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần trở lên trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật doanh nghiệp được thực hiện như sau: Người đại diện theo pháp luật của công ty có trách nhiệm đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh các cổ đông có sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cổ đông đó có được tỷ lệ sở hữu trên 5% cổ phần tính theo thông tin có trong sổ đăng ký cổ đông. Đăng ký được thực hiện bằng cách gửi một bản thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Do đó, trường hợp của Quý doanh nghiệp cần làm thông báo về việc cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên có nội dung theo hướng dẫn trên gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trả lời: Đối với trường hợp này, Quý công ty cần thực hiện thủ tục bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
- Thông báo bổ sung, cập nhật thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ Passport của Ông B
Các giấy tờ chứng minh ông A và ông B là cùng 01 người
Trả lời: Hiện nay, việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần được thực hiện theo Quyết định 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tại Điều 3 quy định cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
- Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân the các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao gồm cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất.
- Ngoài các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế.
Do đó, Quý doanh nghiệp cần xác định nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn theo trường hợp nào trong các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, Quý doanh nghiệp cần cung cấp các văn bản pháp luật chứng minh việc đã thực hiện theo quy định đó để Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư có cơ sở đối chiếu, xem xét, xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ ngành liên quan (nếu có).
Ngoài ra, Quý doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm các quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam tại Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 6/9/2010 hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam;
Quý doanh nghiệp cần đổi điều chỉnh ngành nghề kinh doanh khi thực hiện chuyển nhượng vốn cho nước ngoài, cụ thể như sau:
- Đối với các ngành nghề được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: doanh nghiệp ghi theo đúng ngành nghề đã được cam kết trong các điều ước quốc tế đó và ghi mã theo Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Liên Hợp Quốc (CPC).
- Đối với các ngành nghề được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành: cột tên ngành doanh nghiệp ghi theo đúng ngành nghề được quy định trong văn bản pháp luật và ghi mã ngành là điều khoản và tên, số, trích yếu của văn bản pháp luật đó.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:
- Có tài khoản tiền đầu tư gián tiếp mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
- Có bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp.
- Có bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện quản lý phần vốn góp
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:
- Có tài khoản tiền đầu tư gián tiếp mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
- Có lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.
Trả lời: “Kinh doanh kho bãi” là một hoạt động của ngành kinh doanh bất động sản. Căn cứ Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 thì ngành kinh doanh bất động sản phải có vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng (có xác nhận của ngân hàng về việc công ty có đủ số vốn trên). Đối với ngành ngành tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí có điều kiện; thực hiện theo thông báo số 5865/UBND-VX ngày 02/11/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh các ngành dễ gây cháy, gây nổ, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản tham khảo ý kiến Sở Cảnh sát Phòng Cháy Chữa Cháy, Bộ Tư lệnh thành phố, sau khi có văn bản chấp thuận của 02 cơ quan trên chúng tôi trình xin ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố.
Trả lời: Căn cứ điều 25 Thông tư 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quý công ty phải bổ sung bản sao hợp lệ 1 trong 4 loại chứng chỉ hành nghề chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại doanh nghiệp đồng thời ghi rõ nội dung bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với hoạt động của Phòng khám đa khoa trong cơ cấu quản lý tại công ty. Căn cứ Điều 14- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược thì “Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổ chức kinh doanh thuốc”. Do đó đối với ngành bán buôn dược phẩm Quý công ty phải bổ sung bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược có nội dung Bán buôn dược phẩm kèm Hợp đồng lao động của Giám đốc công ty với người có chứng chỉ hành nghề (trường hợp người có chứng chỉ hành nghề là nhân viên công ty).
Trả lời: Căn cứ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ đông trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Do đó, đối với nội dung thay đổi cổ đông Quý công ty ghi nhận tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Trả lời: Việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở của công ty, doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động dưới hình thức đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, địa điểm kinh doanh)
Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 - Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Công ty được chuyển đổi theo phương thức sau:
- Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác;
- Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp hoặc vốn cam kết góp từ một hoặc một số người khác, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số cá nhân khác; Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005 thì “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Như vậy, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục kinh doanh ngành nghề của công ty bị sáp nhập.
Trả lời: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thể hiện đúng nội dung thông tin họ và tên của thành viên góp vốn; trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký đúng nhưng thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị sai, anh/ chị có thể làm hồ sơ đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thủ tục hiệu đính nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trả lời: Anh/ chị chỉ cần điều chỉnh hồ sơ và nộp lại cho Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không cần rút hồ sơ. Tuy nhiên, anh/ chị cần điều chỉnh thống nhất nội dung đăng ký thay đổi trong toàn bộ hồ sơ (Biên bản, quyết định, thông báo)
Trả lời:
1/ Theo chỉ thị 35/2006/CT-UBND về xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar, dịch vụ xoa bóp…..thì “hạn chế cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề xoa bóp, chỉ cấp mới đối với các cơ sở y học cổ truyền có hoạt động xoa bóp, dây ấn huyệt trong các bệnh viện, trung tâm y tế quận – huyện, các cơ sở lưu trú du lịch được công nhận xếp hạng sao”.
Do đó, nếu không thuộc trường hợp trên thì việc lập chi nhánh ở Quận 1, Quận 7 sẽ không được cấp phép kinh doanh.
2/ Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không có quy định cấm 01 người đứng giám đốc của 02 Cty TNHH.
Trả lời: Để trả lời câu hỏi được chính xác, anh/chị cần xác định rõ ngành nghề muốn kinh doanh hoạt động tại trụ sở và địa chỉ đặt trụ sở.
Trân trọng!