Trả lời: Hiện nay, việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần được thực hiện theo Quyết định 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tại Điều 3 quy định cụ thể như sau:

  1.  Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
  2. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân the các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  3. Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao gồm cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất.
  4. Ngoài các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế.

Do đó, Quý doanh nghiệp cần xác định nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn theo trường hợp nào trong các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, Quý doanh nghiệp cần cung cấp các văn bản pháp luật chứng minh việc đã thực hiện theo quy định đó để Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư có cơ sở đối chiếu, xem xét, xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ ngành liên quan (nếu có).

Ngoài ra, Quý doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm các quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam tại  Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 6/9/2010 hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; 

Quý doanh nghiệp cần đổi điều chỉnh ngành nghề kinh doanh khi thực hiện chuyển nhượng vốn cho nước ngoài, cụ thể như sau:

-          Đối với các ngành nghề được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: doanh nghiệp ghi theo đúng ngành nghề đã được cam kết trong các điều ước quốc tế đó và ghi mã theo Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Liên Hợp Quốc (CPC).

-          Đối với các ngành nghề được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành: cột tên ngành doanh nghiệp ghi theo đúng ngành nghề được quy định trong văn bản pháp luật và ghi mã ngành là điều khoản và tên, số, trích yếu của văn bản pháp luật đó.

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam:

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

- Có tài khoản tiền đầu tư gián tiếp mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. 

- Có bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp.

- Có bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện quản lý phần vốn góp

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

- Có tài khoản tiền đầu tư gián tiếp mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

-  Có lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.

Bài viết khác
Nhân sự
Huỳnh Thị Nhàn

Câu hỏi: Công ty tôi là CT Cổ Phần, Thành lập năm 2009, đến nay là trên 3 năm. Theo quy định tại điều 86 khoản 4:"Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó". Vậy công ty tôi có thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần cho thành viên thứ 4 (là thành viên khác không nằm trong danh sách cổ đông sáng lập) với tỷ lệ mới của mỗi cổ đông là 25%. Vậy công ty tôi có cần phải thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh không. Lần trước tôi có đến phòng đăng ký kinh doanh tại sở Kế Hoạch Đầu Tư TPHCM để hỏi và được trả lời là sau 3 năm thì sẽ không được thay đổi danh sách cổ đông sáng lập trên Giấy Phép Kinh Doanh. Rất mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đỗ Thanh Minh

Câu hỏi: Công ty TNHH XYZ có người đại diện theo pháp luật là ông A - quốc tịch Mỹ. Nay, ông A đổi tên thành B. Điều này dẫn đến số passport cũng bị thay đổi. Vậy trong trường hợp này, Công ty TNHH XYZ có phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận.

Nguyễn An

Câu hỏi: Tôi muốn kinh doanh ngành kho bãi và lưu giữ hàng hóa thì có cần vốn pháp định không? ngành tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí có điều kiện gì không?

Võ Hoàng An

Câu hỏi: Tôi muốn bổ sung thêm ngành nghề mới trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1- họat động của phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nha khoa . 2- bán buôn dược phẩm, thiết bị y tế. Vậy, tôi có phải kèm theo hồ sơ các chứng chỉ hành nghề của bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nha khoa và dược sĩ thì mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới không?

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.