+84 90 278 5292

Theo quy định pháp luật hiện hành, một công ty  được coi là “mẹ” của một công ty khi thỏa mãn ít nhất một trong 3 điều kiện sau:

1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;

2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.

Có thể thấy,  Luật Doanh nghiệp  năm 2014  đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa công ty mẹ – công ty con, qua đó thấy được mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát và chi phối đối với công ty con. Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng đã quy định rõ về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con tại Điều 190.   

Công ty mẹ thực hiện việc định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự và sản xuất kinh doanh của công ty con theo chiến lược chung của cả mô hình liên kết công ty mẹ – công ty con. Mô hình này không chỉ có hai tầng lớp liên kết công ty mẹ – công ty con mà có thêm các tầng liên kết giữa công ty con – công ty con của nó (còn gọi là công ty cháu nếu lấy công ty mẹ làm trung tâm), sự liên kết giữa công ty mẹ – công ty cháu và phần lớn các công ty đều mang họ mẹ.

==========

Lưu ý: Bài viết thuộc bản quyền của Gia Luật Group. Mọi hình thức sao chép, phổ biến, sử dụng đề nghị dẫn nguồn theo quy định.

GỌI CHÚNG TÔI +84 90 278 5292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.